Đề minh họa đánh giá tư duy TSA 2025 – Phần khoa học số 13

Đề minh họa đánh giá tư duy TSA 2025 – Phần khoa học số 13

Tài liệu ôn thi chia sẻ cho các bạn Đề minh họa đánh giá tư duy TSA 2025 – Phần khoa học số 13 cho các bạn tham khảo và ôn thi đánh giá tư duy phần thi khoa học.

Đề khoa học TSA số 13 này được biên soạn theo chuẩn cấu trúc đề thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (có các kiến thức về vật lý, hóa học, sinh học). Đề cũng có ĐÁP ÁN giúp các bạn có thể đối chiếu và luyện tập nhé

CÁC BẠN NHẤN NÚT BÊN DƯỚI ĐỂ TẢI VỀ NHÉ.

TẢI ĐỀ

TẢI ĐÁP ÁN

Trong vật lý học, ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. (Nói đơn giản là các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát.)

Ma sát nghỉ (hay còn được gọi là ma sát tĩnh) là lực xuất hiện giữa hai vật tiếp xúc mà vật này có xu hướng chuyển động so với vật còn lại nhưng vị trí tương đối của chúng chưa thay đổi. Ví dụ như, lực ma sát nghỉ ngăn cản một vật định trượt (chuẩn bị trượt nhưng vị trí tương đối vẫn chưa thay đổi nhiều – thay đổi ít) trên bề mặt nghiêng. Hệ số của ma sát nghỉ, thường được ký hiệu là μt, thường lớn hơn so với hệ số của ma sát động. Lực ban đầu làm cho vật chuyển động thường bị cản trở bởi ma sát nghỉ. Lực ma sát nghỉ giúp cho vật không bị tác dụng bởi lực khác.

Ma sát động xuất hiện khi một vật chuyển động so với vật còn lại và có sự cọ xát giữa chúng. Hệ số của ma sát động thường nhỏ hơn hệ số ma sát nghỉ. Một trong số các loại ma sát động thường gặp là ma sát trượt. Loại ma sát này xuất hiện khi hai vật thể trượt trên nhau. Lực ma sát trượt cản trở làm cho vật đó không trượt nữa. Ví dụ như đẩy một quyển sách trên mặt bàn. Biểu thức xác định ma sát trượt: Fmst = μN với μ là hệ số ma sát trượt, N là độ lớn áp lực.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *