Nội dung bài tập Phong cách ngôn ngữ
I. NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
Gồm 3 dạng:
- – Dạng nói: đối thoại, độc thoại.
- – Dạng viết: nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ.
- – Dạng lời nói tái hiện: là dạng mô phỏng lời thoại tự nhiên của ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngàynhưng đã được gọt giũa, biên tập, có chức năng như các tín hiệu nghệ thuật (lời nói của các nhân vậttrong kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết…)
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Ngôn ngữ nghệ thuật
– Ngôn ngữ nghệ thuật ( ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là ngôn ngữ chủ yếu dùng trongcác tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ củacon người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường vàđạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
– Ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và cả trong văn bản thuộcphong cách ngôn ngữ khác.
– Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật được chia thành 3 loại:
- + Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,…
- + Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhièu thể loại khác nhau),….
- + Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng,…
Còn nhiều nội dugn khác