Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 – ĐHQG HCM

Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 - Đại học BKHCM

Chia sẻ với các em học sinh đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 2021. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. 

Về nội dung, đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Tải đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 – ĐHQG HCM

Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 của đại học bách khoa Hồ Chí Minh có cấu trúc như sau:

(1): Bài thi ngôn ngữ (40 câu – tiếng Việt và tiếng Anh)

(2): Bài thi Toán học và tư duy logic (30 câu)

(3): Bài thi khoa học (50 câu – Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa)

Dưới đây là đề thi mẫu và đáp án tham khảo cho các bạn học sinh nhé.

Đáp án đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 ĐHQG HCM

Trích dẫn đáp án ở bên dưới, còn đáp án full các bạn tải file về xem nhé.

đáp án Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 - Đại học BKHCM

Câu 1: Chọn đáp án D

Giải thích: bởi vì “loại hình kịch hát dân gian” => chèo

Câu 2: Chọn đáp án A

Giải thích: xem SGK Ngữ Văn 10 tập 1

Câu 3: Chọn đáp án B

Giải thích: bởi vì “nguyệt” hay “mặt trăng” hay được dùng để so sánh với người phụ nữ đẹp khi xưa, “ghẹo nguyệt” sẽ có nghĩa là “Trêu chọc người con gái đẹp”.

Câu 4: Chọn đáp án A Giải thích: bởi vì

Sống hòa hợp với thiên nhiên:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Tránh xa vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chỗ lao xao

Sống đạm bạc, giữ sự tự tại về mặt tâm hồn

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao

Bổ sung kiến thức:

Nhàn là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, được sáng tác khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của ông.

Câu 5: Chọn đáp án B Giải thích:

“mây nước khóc” => nhân hoá

“Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?” => câu hỏi tu từ

Câu 6: Chọn đáp án C Giải thích:

“- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.

Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”

Trích Chiếc thuyền ngoài xa SGK Ngữ Văn 12 trang 76

Bổ sung kiến thức:

Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời tư – thế sự của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Tạp chí Văn nghệ Quân đội cũng chọn và coi đây là tác phẩm hay nhất của nhà văn.

Câu 7: Chọn đáp án C Giải thích:

Ông lái đò là một người lao động, thông thạo nghề của mình đến mức như “cưỡi trên con sông Đà”, như một người nghệ sĩ đầy tài tình

Bổ sung kiến thức:

Người lái đò sông Đà là áng văn nổi bật in trong tùy bút sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân.

Tác phẩm là sự kết tinh từ chuyến đi của tác giả đi tới vùng cao Tây Bắc xa xôi để tìm chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc và đặc biệt hơn nữa là chất vàng mười đã qua thử lửa ở trong tâm hồn của con người lao động đã chiến đấu trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và đầy chất thơ.

Câu 8: Chọn đáp án B Giải thích:

Từ đúng: “trong trẻo”

Bổ sung kiến thức:

“Trong trẻo”: Rất trong, không pha tạp. VD: Bầu trời trong trẻo. Tiếng hát trong trẻo

“Ráo riết”: Khắt khe, khẩn trương. VD: Chuẩn bị ráo riết, Luyện tập ráo riết

“Xơ xác”: Không có gì còn lành lặn, nguyên vẹn, trông thảm hại. VD: Nhà cửa xơ xác. Cây cối xơ xác sau trận bão.

“Xuất xứ”: Nguồn gốc của một văn bản hay một tài liệu được trích dẫn.

Câu 9: Chọn đáp án C Giải thích:

Từ đúng: “chỉ trích”

Bổ sung kiến thức:

“Chỉ trích”: Vạch ra cái sai cái xấu để chê trách, phản đối.

Câu 10: Chọn đáp án D Giải thích:

“Yếu điểm”: Điểm trọng yếu

Bổ sung kiến thức:

“Điểm yếu”: điểm hạn chế, đồng nghĩa với nhược điểm

“thiết yếu”: Rất quan trọng và cần thiết, không thể thiếu được

Câu 11: Chọn đáp án B Giải thích:

“Lác đác”: Thưa thớt, rải rác

Bổ sung kiến thức:

“San sát”: Rất nhiều và liền sát vào nhau

“Hiu hắt”: Yếu, nhẹ, gây cảm giác buồn vắng, cô đơn

“Thoang thoảng”: Hơi có mùi bay tới, hơi thoảng qua chút ít

Câu 12: Chọn đáp án A

Xem full tại file đáp án.

Tham khảo: Đề tham khảo đánh giá năng lực VNU-CET 2021

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *