2K7! KHAI GIẢNG LỚP ÔN THI ĐGNL - ĐGTD ƯU ĐÃI 33% HP

TẶNG BỘ SÁCH ÔN THI 2025 ĐỘC QUYỀN TUYENSINH247

Xem chi tiết
-->

GROUP 2K7 XUẤT PHÁT SỚM - PHÒNG LUYỆN THI ĐGNL ĐGTD

THAM GIA GROUP

Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (Lý thuyết + Bài tập trắc nghiệm)

Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (Lý thuyết + Bài tập trắc nghiệm)

Chia sẻ tài liệu Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (chủ đề các nước tư bản) bao gồm lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đi kèm.

Lý thuyết bài 6 – Nước Mĩ

Dưới đây là một số nội dung trọng tâm của bài học:

1. Các giai đoạn phát triển của kinh tế Mĩ.

  • 1945 -1973: phát triển mạnh mẽ

+ công nghiêp: chiếm hơn một nửa sản lượng thế giới (56%).

+ nông nghiêp: gấp 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ GTVT: có hơn 50% tổng số tàu bè trên biển.

+ Tài chính: % dự trữ vàng của thế giới

+ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

=> Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

  • 1973 -1991: nhiều biến động

+ 1973: khủng hoảng năng lương thế giới —> kinh tế Mỹ khủng hoảng và suy thoái, kéo dài đến năm 1982. Từ 1983 trở đi: phục hồi

+ vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỉ trọng gịảm sứt.

+ chiếm 25% giá tri tổng sản phẩm của thế giới.

+ đóng vai trò chi phối trong các tổ chức kinh tế – tài chính thương mại quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Ngân hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF….

2. Nguyên nhân kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ 2

  • Lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
  • Trong CTTG2, ít tổn thất, làm giàu từ buôn bán vũ khí.
  • Là nước khởi đầu cuộc cách mạng KHKT và đạt nhiều thành tựu.
  • Trình độ tập trung cao. Các công ti và tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.
  • Vai trò của Nhà nước.

3. Khoa học kỹ thuật

+ Nước khởi đầu CMKHKT lần 2.

+ Đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

– 1991-2000: chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới.

4. Chính sách đối ngoại của Mỹ – Xuyên suốt: Chiến lược toàn cầu để bá chủ thế giới

* 1945-1973: Chiến lược toàn cầu

  • Mục tiêu:
  1. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi thế giới.
  2. Đàn áp phong trào cách mạng.
  3. Khống chế, chi phối các nước tư bản phụ thuộc vào Mĩ.
  • Biện pháp:

+ Phát động chiến tranh lạnh – chống CNXH.

+ Tiến hành, tiếp tay cho các cuộc chiến tranh ở nhiều nơi.

+1972: Hòa hoãn với Liên xô, Trung Quốc để chống lại CM thế giới.

  • Kết quả:

+ góp phân làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.

+ Chi phối được nhỉêu nước tư bản đồng minh.

+ Gây khó khăn cho PT GPDT, làm chậm lại thắng lợi của PTGDPT.

+ Thất bại: CT Việt Nam, Cuba, Trung Quốc.

* 1973-1991: vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi chiến tranh lạnh với hoe thuyết Rịgan, Mỹ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang.

* 1991-2000: Chiến lược Cam kết và mở rộng:

+ Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

+ Tăng cường sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.

+ Sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” để can thiệp vào công việc của nước khác.

+ Khi chiến tranh lạnh kết thúc, lanta tan rã, Mĩ càng tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới.

* 2001: Chủ nghĩa khủng bố => là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối nội, ngoại của Mĩ trong thế kỉ XX.I

Bài tập trắc nghiệm bài 6 – Nước Mĩ

[1]: Điểm nổi bật của nước Mỹ trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

B. thiệt hại nặng nề do sự tàn phá của chiến tranh.

C. phát triển ngang bằng với các nước châu Âu.

D. sự suy giảm nghiêm trọng vì đầu tư quá lớn vào quốc phòng.

[2]: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?

A. Phát triển nhanh và liên tục.

B. Khủng hoảng trầm trọng kéo dài.

C. Trải qua những đợt suy thoái ngắn.

D. Phát triển thần kì.

[3]: Nội dung nào sau đây là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong giai đoạn 1945 – 1973?

A. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư phát triển kinh tế.

B. Tận dụng tốt nguồn viện trợ từ bên ngoài và các cuộc chiến tranh để làm giàu.4ổy

C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC).

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.

[4]: Trong giai đoạn 1945-1950, Mĩ có hoạt động nào sau đây để lôi kéo các nước phương tây

A. Thành lập và tham gia Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước.

C. Thành lập Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. Thành lập và tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

[5]: Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài những năm 1973-1982 là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Xu thế khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

C. Áp dụng thành tựu của khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.

D. Thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”.

[6]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước

A. có nhiều thuộc địa nhất.                             B. bị thiệt hại nặng nề.

C. thu nhiều lợi nhuận nhất.                 D. cân bằng trạng thái trước chiến tranh

[7]: Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1973, nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã giúp nước Mĩ

A. nâng cao năng suất lao động.

B. chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

D. giành thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

[8]: Đâu không phải thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ sau CTTG2 đến nay?

A. Gây khó khăn cho phong trào cách mạng thế giới.

B. Góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô.

C. Lập được nhiều khối quân sự ở nhiều nơi trên thế giới.

D. Khống chế, chi phối tất cả các nước tư bản.

[9]:Đâu không phải là nội dung của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B. Clinton?

A. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mĩ.

B. Bảo đảm an ninh với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

[10] : Yếu tố nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?                                                                                                 Xv*

A. Áp dụng khoa học kỹ thuật.

B. Chi phí cho quốc phòng thấp.

C. Vai trò điều tiết của nhà nước.

D. Tài nguyên thiên phong phú.

[11] :Đặc điểm bao quát của kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX là gì?

A. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.

B. Tăng trưởng liên tục, địa vị của Mĩ dần phục hồi.

C. Giảm sút nghiêm trọng trong thời kì hậu chiến tranh lạnh

D. Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng.

[12]: Trong “Chiến lược cam kết và mở rộng”, Mĩ sử dụng khẩu hiệu nào dưới đây để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước?

A. Tự do tín ngưỡng.

B. Ủng hộ độc lập dân tộc.

C. Thúc đẩy dân chủ.

D. Chống chủ nghĩa khủng bố.

[13]: Trong 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ nắm giữ bao nhiêu % dự trữ vàng của thế giới?

A. 20% B. 5%. C. 60%. D. 75%.

[14] :Đâu không phải là nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ là nước khởi đầu của cuộc cách mạng KHKT. ‘Vi*

B. Mĩ đẩy mạnh thực hiện chiến lược toàn cầu.

C. Mĩ có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.

D. Các công ty, tập đoàn của Mĩ có sức cạnh tranh lớn.

[15]:Năm 1972, Mĩ thực hiện chính sách hòa hoãn với Liên xô, Trung Quốc với mục đích

A. Thiết lập quan hệ đồng minh chiến lược.

B. Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa hội nhập quốc tế.

C. Chống lại phong trào đấu tranh của các dân tộc.

D. Lôi kéo hai nước thành đồng minh hợp tác kinh tế.

[16] :Năm 1948, sản lượng công nghiệp của quốc gia nào sau đây chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn thế giới?

A. Phần Lan                     B. Mĩ                               C. Đan Mạch                                                 D. Thái Lan

[17]: “Chiến lược toàn cầu” bắt đầu được thực hiện dưới thời Tổng thống nào?

A. Truman.                      B. Kennơđi.                     C. Aixenhao.                                                 D. Giônxơn.

[18] :Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế Mĩ cuối thế kỷ XX?

A. Bình quân GDP đầu người là 34.600 USD.

B. Là trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới.

C. chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

D. Chi phối các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế.

[19]:Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?

A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh.

B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

D. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc của nước khác.

[20]:Một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI là

A. sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức ASEAN.

B. sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.

C. sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Đông Bắc Á.

D. chủ nghĩa li khai.

[21]:Trong nửa sau những năm 40 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên biển?

A. Nhật Bản.                    B. Italia.                          C. Mĩ.                                        D. Đức.

[22]: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện trong chiến lược nào sau đây?

A. Chiến lược tăng tốc.                                           B. Chiến lược phòng ngự.

C. Chiến lược phòng thủ.                                        D. Chiến lược toàn cầu.

[23]:Trong giai đoạn 1945 – 1973, kinh tế Mỹ

A. khủng hoảng và suy thoái.                        B. phát triển mạnh mẽ.

C. phát triển xen kẽ suy thoái.                       D. phục hồi và phát triển.

[24]: Về đối ngoại, từ năm 1945 đến năm 1973, Mĩ đạt được kết quả nào sau đây?

A. Thiết lập và duy trì được trật tự thế giới “một cực”.

B. Xây dựng được căn cứ quân sự ở tất cả các nước.

C. Mở rộng được phạm vị ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thế giới.

D. Duy trì được ách thống trị ở tất cả các thuộc địa trên thế giới.

[25]: Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mỹ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?

A. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

B. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.

C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.

D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.

[26]:Một trong những mục tiêu của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu là

A. cản trở các nước Tây Âu gia nhập khối quân sự NATO.

B. phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.

C. lật đổ chế độ chính trị của các nước Tây Âu.

D. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.

[27]:Trong những năm 1973-1982, nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu là do

A. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

B. tác động của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

C. sự cạnh tranh của Nhật Bản và các nước Tây Âu.

D. Mĩ kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.

[28]: Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoạ của mình?

A. Cam kết và mở rộng. B. Phản ứng linh hoạt. C. Trả đũa ồ ạt. D. Ngăn đe thực tế.

[29]:Trong giai đoạn 1945-1950, Mĩ có hoạt động nào sau đây để lôi kéo đồng minh?

A. Viện trợ cho tất cả các nước Mĩ Latinh. C. Đề ra và thực hiện Kế hoạch Mácsan.

B. Viện trợ cho tất cả các nước châu Phi. D. Viện trợ cho tất cả các nước châu Á.

[30]:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành siêu cường kinh tế – tài chính số một thế giới là do đâu?

A. Thu lợi từ chiến tranh.                                  B. Có nhiều thuộc địa.

C. Sự viện trợ của Tây Âu.                              D. Là nước trung lập.

[31]:Nhiều quốc gia ở khu vực nào sau đây phải nhận viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan” để phục hồi kinh tế (1945-1950)?

A. Tây Âu.             B. Bắc Á.             C. Nam Á.            D. Bắc Phi.

[32]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.    B. Huy động tài chính giúp Liên Xô.

C. Xây dựng nhiều căn cứ quân sự.              D. Hợp tác toàn diện với tất cả các nước.

[33]:Nguyên nhân nào dưới đây thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hợp tác có hiệu quả cao với các nước thuộc địa.

B. Chưa tham gia vào các cuộc chiến tranh thế giới.

C. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.

D. Chiếm đoạt thêm được nhiều nước đế quốc lớn.

[34]:Ý nào dưới đây là một trong những biểu hiện cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973?

A. Chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

B. Chi phối tất cả các tổ chức quân sự quốc tế.

C. Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

D. Dẫn đầu thế giới về sản lượng than, thép, dầu mỏ.

[35]:Đâu là thất bại nặng nề của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

B. Liên Xô và các nước Đông Âu sup đô.

C. Chiến tranh xâm lược của Mĩ tại Việt Nam.

D. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt hai miền.

[36]: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), Mĩ nhanh chóng chuyển sang đối đầu với quốc gia nào sau đây?

A. Anh.                    B. Pháp.                  C. Liên Xô.                      D. Nhật Bản.

[37]:Nội dung nào sau đây thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thu lợi nhuận từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. Thu lợi nhuận từ việc thực hiện kế hoạch Mác san.

C. Không phải chi ngân sách cho quốc phòng.

D. Vai trò điều tiết có hiệu quả của bộ máy nhà nước.

[38]:Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 2000 là gì?

A. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh nhưng xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

B. Kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự.

C. Kinh tế Mĩ bị các nước cạnh tranh gay gắt.

D. Kinh tế Mĩ luôn giữ vững địa vị hàng đầu thế giới.

ĐÁP ÁN

1.A2.C3.D4.C5.B6.C7.A8.D9.C10.B
11.A12.C13.D14.B15.C16.B17.A18.B19.D20.B
21.C22.D23.B24.C25.C26.D27.A28.A29.C30.A
31.A32.C33.C34.C35.C36.C37.D38.D  

Tải tài liệu bài 6 – Nước Mĩ

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *