Chia sẻ tài liệu Lịch sử 12 bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu. Liên Bang Nga (1911 – 2000 bao gồm lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đi kèm
Lý thuyết bài 2 – Liên Xô và các nước Đông Âu. Liên Bang Nga (1911 – 2000)
Dưới đây là một số nội dung trọng tâm của bài học:
1. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1950)
- Hoàn cảnh:
+ Thắng trận nhưng thiệt hại nặng.
+ Bị Mĩ và các nước phương Tây bao vây.
- Biện pháp – thành tựu: tiến hành 5 năm khôi phục kinh tế (chỉ mất 4 năm 3 tháng).
+ công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh
+ nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
+ 1949, Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử – phá võ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Nguyên nhân: tinh thần tự lực tự cường của nhân dân.
2. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1950 đến nửa đầu những năm 70)
- Biện pháp: thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn
- Thành tựu:
– Công nghiệp:
+ Nửa đầu những năm 70, là cường quốc công nghiệp thứ haỉ thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ đi đầu trong công nghiêp vũ tru, công nghiêp diên hạt nhân.
+ Một số ngành có sản lượng cao nhất thế giới: dầu mỏ, than thép…
– về nông nghiệp, còn gặp khó khăn. Sản lương tăng 16%/năm.
– Khoa học – kĩ thuật:
+ Năm 1957: Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
+ Năm 1961: Phóng tầu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chỉnh phục vũ trụ của loài người.
– Xã hội:
+ Công nhân chiếm hơn 55% lao động.
+ Trình độ học vấn người dân được nâng cao.
– Chính sách đối ngoại:
+ Bảo vê hòa bình thế giới
+ Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
+ Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
– Nguyên nhân quan trọng nhất: đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí; cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
– Không bắt kịp cách mạng khoa học – kĩ thuật.
– Nguyên nhân trực tiếp: sai lầm khi cải tổ.
– Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch.
4. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000
– Liên bang Nga là “quôc gia kế tục Liên Xô”, (kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô).
– Về kinh tế:
+ 1990-1995, tốc độc tăng trưởng GDP lưôn là số âm.
+ Từ 1996: dần được phục hồi.
- Về chính trị:
+ 1993, Hiến pháp mới được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
+ Về mặt đối nội: hai thách thức lớn là: tình trạng không ổn định do sự tranh chấp đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở Trecxmia.
– Về đối ngoại:
+ một mặt ngả về các cường guốc phương Tâỵ để nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế
+ mặt khác khôi phục và phát triển quan hê với các nước khu vưc châu Á (một số nước SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN..
Từ đầu năm 2000, chính phủ của Tổng thống V.Putin vẫn phải đương đầu với xu hướng li khai và nạn khủng bố, tiếp tục khắc phục những cản trở trên con đường phát triển, giữ vững và nâng cao địa vị của một cường quốc Âu – Á trên trường chính trị thế giới.
Bài tập trắc nghiệm bài 2 – Liên Xô và các nước Đông Âu. Liên Bang Nga (1911 – 2000)
[1] Nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực.
A. chế tạo máy móc. B. cơ khí nông nghiệp.
C. khoa học – kĩ thuật. D. công nghiệp vũ trụ.
[2]: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950-1973), Liên Xô đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.
B. Là quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Chiếm hơn 90% sản lượng nông nghiệp thế giới.
D. Là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. Q
[3]: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở?
A. châu Âu. B. châu Phi. C. châu Á. D. châu Mĩ.
[4]: Liên minh chính trị – quân sự của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
[5]: Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Trung Quốc. B. Mĩ C. Liên Xô. D. Nhật Bản
[6]: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu nào sau đây về khoa học – kĩ thuật?
A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
[7]. Liên Xô sớm hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) vì lí do nào sau đây?
A. Ý thức tự lực, tự cường của toàn dân. B. Thực hiện chính sách Kinh tế mới.
C. Tận dụng nguồn viện trợ bên ngoài. D. Tiến hành cuộc cải tổ toàn diện.
[8]: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Liên Xô là
A. thân thiện, đa phương hóa. B. hòa bình, trung lập tích cực.
C. liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. bảo vệ hòa bình thế giới.
[9]: Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12-1991), Liên bang Nga
A. là quốc gia kế tục Liên Xô và trở thành trụ cột của phe xã hội chủ nghĩa.
B. là quốc gia duy nhất trong Liên bang Xô Viết tiếp tục duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
D. tiếp tục thực hiện cải tổ nhằm cứu vãn sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa.
[10]: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng
A. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
C. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
D. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với châu Âu.
[11]: Bối cảnh lịch sử của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm khác biệt nào so với các nước Tây Âu?
A. Chịu tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
B. Chịu sự chi phối của trật tự hai cực ianta.
C. Bị Mỹ bao vây kinh tế, cô lập chính trị.
D. Phải vay nợ nước ngoài để khôi phục kinh tế.
[12]: Quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Liên Xô. B. Mĩ và Nhật Bản. C. Mĩ và Nga. D. Mĩ và Trung Quốc.
[13]: Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga đã diễn ra như thế nào?
A. Bắt đầu có những tín hiệu phục hồi. B. Phục hồi và phát triển.
C. Dần dần hồi phục và phát triển. D. Đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
[14]. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
A. sự sụp đổ của mô hình nhà nước dân chủ tư sản.
B. sự sụp đổ của mô hình nhà nước dân chủ nhân dân.
C. sự sụp đổ của hình thái kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa.
D. sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp.
[15]: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mỹ.
B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân.
[16]. Ngành công nghiệp nào dưới đây được Liên Xô chú trọng đầu tư để phát triển đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Công nghiệp dịch vụ. B. Công nghiệp xanh.
C. Công nghiệp nặng. D. Công nghiệp nhẹ.
[17]: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
A. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế để đối phó với kế hoạch Macsan.
B. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, phấn đấu trở thành một cường quốc.
C. củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.
D. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
[18]: Thành tựu về kinh tế mà Liên xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C. Là nước đầu tiên có tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
[19]: Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)?
A. Chứng tỏ là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. Giúp Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân.
D. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc của khoa học – kĩ thuật Liên Xô.
[20]. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Triều Tiên. B. Brunây. C. Việt Nam. D. Liên Xô.
[21]. Từ năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực
A. công nghiệp sản xuất mặt hàng ứng dụng dân dụng. ‘Vi*
B. công nghiệp nặng, chế tạo máy móc.
C. công nghiệp sản xuất phần mềm, công nghiệp vũ trụ.
D. công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.
[22]. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Là trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.
B. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
C. Trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.
D. Là một trong những nước chế tạo thành công bom nguyên tử.’
[23] Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành
A. quốc gia kế tục Liên Xô. B. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
C. quốc gia Liên bang Xô viết. D. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
[24]: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1988-1991)?
A. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với các nước châu Âu.
B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế quan liêu.
C. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
ĐÁP ÁN
1.D | 2.B | 3.C | 4.B | 5.C | 6.D | 7.A | 8.D | 9.C | 10.B |
11.C | 12.A | 13.A | 14.D | 15.B | 16.C | 17.D | 18.B | 19.D | 20.D |
21.D | 22.B | 23.A | 24.A |