Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu (Lý thuyết + Bài tập trắc nghiệm)

Lịch sử 12 bài 7 TÂY ÂU (Lý thuyết + Bài tập trắc nghiệm)

Chia sẻ tài liệu Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu (chủ đề các nước tư bản) bao gồm lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đi kèm.

Lý thuyết bài 7 – Tây Âu

Dưới đây là một số nội dung trọng tâm của bài học:

1. Sự phát triển kinh tế

a. Từ 1945 -1950: phục hồi kinh tế

– Sau CTTGII, TÂ bi tàn phá nặng nề.

-Với sư cố gắng của từng nước và kế họach Mác – san của Mĩ, đến những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Tây Âu cơ bản được hồi phục, song lệ thuộc vào Mĩ.

b. Từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX: giai đoạn phát triển

– 1950 – 70s của thế kỉ XX: nền kinh tế phát triển nhanh.

– Đầu 70s XX: trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới cùng Mĩ và Nhật Bản.Từ năm 1973 đến năm 1991

c. Từ năm 1973 đến năm 1991

– Khủng hoảng 1973 suy thoái, khủng hoảng, (giống Mỹ, Nhật)

d. Từ năm 1991 đến năm 2000

-Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

2. Những nhân tố tác động

– Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, (giống Mĩ, Nhật)

– Vai trò của nhà nước (giống Mĩ, Nhật)

-Tận dụng cơ hôi bên ngoài: viện trợ của Mĩ (giống Nhật), gịá nguyên liêu rẻ từ các nước thế giới thứ 3 (khác Nhật), hợp tác kinh tế có hiệu quả trong cộng đồng EC (khác Nhật), (giống Mĩ, Nhật đều tận dụng tốt cơ hội bên ngoài – khác về các cơ hội cụ thể).

3. Những khó khăn trong sự phát triển kinh tế Tây Âu.

– Sự phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp.

cạnh tranh quyết liệt từ phía Mỹ, Nhật Bản và các nước CN mới.

Quá trình nhất thể hóa Tây Âu trong cộng đồng Châu Âu (EC) vẫn còn nhiều trở ngại.

4. Chính sách đối ngoại của Tây Âu 1945 – 2000

Giai đoạn 1945 – 1950

+ Những năm đầu: tái chiếm các thuôc địa.

+ Liên minh chặt chẽ với M

+ Tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu trong bối cảnh chiến tranh lạnh là nước Đức.

Giai đoạn 1950 -1973

+ Nhiều nước Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác nỗ lực đa phương hóa đa dang hóa chính sách đối ngoại.

+ Các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

Giai đoạn 1973 – 1991

Xu thế hòa hoãn, giảm căng thẳng giữa các nước hai khối TBCN và XHCN đã diễn ra (1972,1975,1989).

Giai đoạn 1991 – 2000

+ bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực lanta tan rã. —> các nước điều chỉnh chính sách đối ngoại.

+ Anh vẫn duỵ trì liên minh chặt chẽ với M

+ Pháp và Đức đã trở thành những đối trong của M

+ Tất cả các nước Tây Âu đều chú ý mở rông quan hệ quốc tế, với các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh cũng như với các nước thuộc Đông Âu và SNG.

5. Xu thế liên kết khu vực Tây Âu

a. Nguyên nhân Tây Ầu liên kết khu vực

+ Nhu cầu hợp tác để phát triển kinh tế.

+ Thoát khỏi lệ thuộc vào Mĩ.

b. Sự thành lập EU/ Quá trình liên kết

+ 1951: Cộng đồng than – thép Châu Âu.

1957: Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu.

1967, ba tổ chức hợp nhất thành Công đồng Châu Âu (EC).

1991, Hiệp ước Maxtrich (Hà Lan). 1993, đổi tên thành Liên mình Châu Âu (EU).

c. Mục tiêu và hoạt động

Mục tiêu: Hợp tác kinh tế, tiền tệ, chính tri, đối ngoại va an ninh chung.

Hoạt động:

+ 1979: bầu cử Nghị viện Châu Âu đầu tiên.

+ 1995: 7 nước tự hủỵ bỏ sự kiểm soát việc đi lại

+ 1999-2002, đồng tiền chung Châu Âu (EURO) phát hành và sử dung.

+ Thành viên: 2007 có 27 nước thành viên.

d. Thành tựu:

Cuối thập kỉ 90, EU là tố chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.

6. So sánh chính sách đối ngoại của Tây Âu – Nhật Bản

  • Giống: Đều liên minh chặt chẽ với Mĩ trong giai đoạn đầu sau CTTG2 để tranh thủ nguồn viện trợ khôi phục kinh tế.
  • Khác:

+ GĐ sau nhiều nước Tây Âu muốn thoát khỏi ảnh huởng của Mĩ. Còn NB trước sau như 1 liên minh với Mĩ.

+ Tây Âu đầu tư nhiều chi phí cho quân sự – do quá trình tái chiếm thuộc địa, tham gia NATO và các cuộc chiến tranh… NB chi phí ít cho quốc phòng.

7. So sánh nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ – Tây Âu – Nhật Bản

– Giống:

+ Dựa vào thành tựu KHKT

+ Chính sách điều tiết và quản lí của Nhà nước

+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài

  • Mĩ lợi dụng chiến tranh làm giàu từ buôn bán vũ khí
  • Nhật Bản: nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam.
  • Tây Âu: nguyên liệu rẻ, viện trợ của Mĩ, hợp tác có hiệu quả trong EC.

– Khác:

+ Chi phí cho quốc phòng: Mĩ, Tây Âu lớn, Nhật ít.

+ Nguyên nhân quyết định: Mĩ, Tây Âu là KHKT, Nhật là con người.

+ Nguyên liệu: Mĩ, Tây Âu dồi dào, Nhật Bản nghèo tài nguyên.

Bài tập trắc nghiệm bài 7 – Tây Âu

[1]: Đến đầu thập niên 70 (thế kỷ XX), Tây Âu đã trở thành

A. trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới

B. một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới

C. trung tâm tài chính duy nhất thế giới

D. một trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới

[2]: Nội dung nào sau đây là điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1945-1950?

A. Hợp tác chiến lược với Cuba.            B. Hợp tác chiến lược với Trung Quốc.

C. Tìm cách trở lại các thuộc địa cũ.      D. Hợp tác chiến lược với Liên Xô.

[3]: Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập trong những năm 60 của thế kỉ XX là

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.         B. Ngân hàng thế giới.

C. Cộng đồng kinh tế Châu Âu.                      D. Liên minh Châu Âu.

[4]: Từ năm 1950 đến năm 1973, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu có sự phát triển nhanh do một trong những nguyên nhân nào sau đây?

A. Thu lợi nhuận từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Tận dụng cuộc chiến tranh Triều Tiên để làm giàu.

C. Chi phí cho quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).

D. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển.

[5]: Đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản ở Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh do

A. viện trợ, ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô.

B. đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại.

C. viện trợ của Mỹ trong khuôn khổ Kế hoạch Mácsan.

D. quá trình liên kết khu vực diễn ra sớm.

[6]: Từ năm 1973 đến 1991, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?

A. Đối đầu căng thẳng với Đông Âu.

B. Tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

C. Hòa hoãn với các nước Đông Âu.

D. Chấp nhận dưới chiếc ô bảo trợ hạt nhân của Mĩ.

[7]: Giai đoạn 1950 – 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác

A. mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

B. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.

C. đa dạng hoá, đa phương hoá hơn nữa quan hệ đối ngoại.

D. tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mĩ Latinh.

[8]:Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh về các lĩnh vực

A. Kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung.

B. Kinh tế, ngân hàng, đối ngoại, văn hóa, an ninh chính trị.

C. Chính trị, tài chính, an ninh, văn hóa, khoa học – kĩ thuật.

D. Kinh tế, tài chính, đối ngoại, văn hóa, khoa học – kĩ thuật.

[9]: Giai đoạn 1991 – 2000, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh như thế nào trong chính sách đối ngoại?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.                             B. Mở rộng quan hệ với Nhật Bản.

C. Mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. D. Mở rộng quan hệ với Trung Quốc.

[10]: Một trong những yếu tố giúp nền kinh tế của các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng từ năm 1950 đến năm 1973 là

A. hạ giá thành sản phẩm để tiêu thụ nhanh hàng hóa đang ế thừa.

B. tiến hành mua bằng phát minh, sáng chế của các nước ngoài.

C. các tập đoàn kinh tế ở Tây Âu có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.

D. sự hợp tác hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC).

[11]: Điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn 1945-1950 là

A. Liên minh với CHLB Đức.

B. Liên kết chống lại các nước Đông Âu.

C. Mở rộng hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc.

D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

[12]: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Biết tận dụng Chiến tranh thế giới thứ hai để làm giàu.

B. Không phải chi ngân sách cho quốc phòng và an ninh.

C. Duy trì được hệ thống thuộc địa ở mọi nơi trên thế giới.

D. Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.

[13]: Để khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu đã

A. nhận viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”

B. thực hiện cải cách ruộng đất.

C. đẩy mạnh buôn bán với các nước Đông Âu.

D. quốc hữu hóa các xí nghiệp.

[14]: Trong thời kì 1950-1973, kinh tế Tây Âu có đặc điểm nào sau đây?

A. Khủng hoảng kéo dài.                  B. Phát triển nhanh chóng.

C. Từng bước phục hồi. D. Phát triển “thần kì”.

[15]: Từ năm 1991 đến năm 2000, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?

A. Chỉ liên minh với Nhật Bản.           B. Mở rộng hợp tác với các nước châu Á.

C. Đối đầu trực tiếp với Liên Xô.       D. Chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ.

[16]: Yếu tố nào sau đây đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950-1973?

A. Giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.

B. Chi phí cho quốc phòng luôn ở mức thấp.

C. Tranh thủ được nguồn viện trợ lớn từ Đông Âu.

D. Lợi dụng chiến tranh thế giới thứ hai để thu lợi nhuận.

[17]: Một trong những nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái trong những năm 1973-1991 là

A. hệ thống thuộc địa ở châu Phi, Mĩ Latinh bị sụp đổ.

B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

C. thất bại nặng nề trong cuộc Chiến tranh lạnh.

D. bị bao vây, tấn công bởi hệ thống xã hội chủ nghĩa.

[18]: Việt Nam có thể học tập được gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước.

B. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

D. Xây dựng các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế.

[19]: Việc thực hiện kế hoạch Mácsan tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?

A. Tạo nên cục diện đối lập về quân sự.

B. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế.

C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.

D. Mở màn cho cục diện chiến tranh lạnh.

[20]: Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế của các nước Tây Âu

A. cơ bản được phục hồi.                B. phát triển nhanh chóng.

C. phát triển chậm chạp.                 D. tăng trưởng nhanh chóng.

[21]: Trong giai đoạn 1950-1973, các nước Tây Âu cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại xuất phát từ một trong những lí do nào sau đây?

A. Kinh tế các nước Tây Âu đã phục hồi và phát triển nhanh.

B. Tình trạng đối đầu giữa hai khối nước ở châu Âu đã chấm dứt.

C. Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu đã hoàn thành.

D. Cuộc Chiến tranh lạnh đã hoàn toàn chấm dứt.

[22] :Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 – 1973?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

B. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá.

C. Sự hợp tác có hiệu quả trong tổ chức liên kết khu vực.

D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

[23]: Sự vươn lên của Liên minh châu Âu (EU) đã tác động đến xu thế phát triển nào của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Xu thế đa cực.                                         B. Xu thế đơn cực.

C. Xu thế hai cực.                                        ‘D. Xu thế hòa bình.

ĐÁP ÁN

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Lịch Sử 12 Bài 7: Tây Âu

Tải tài liệu lý thuyết + trắc nghiệm bài 7 – Tây Âu

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *