Chia sẻ tài liệu Lịch sử 12 bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 – Trật tự 2 cực Ianta (1945-1949) bao gồm lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đi kèm
Lý thuyết bài 1 – Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 – Trật tự 2 cực Ianta (1945-1949)
Dưới đây là một số nội dung trọng tâm của bài học:
- Quá trình hình thành: 1945-1949.
- Hình thành dựa trên những quyết định của Hội nghị lanta và những thỏa thuận sau đó.
- Đặc điểm nổi bật: Có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe TBCN và XHCN (đối lập giữa 2 phe về kinh tế, chính trị).
- Thời gian tồn tại: 1945-1991 – sụp đổ khi Liên Xô sụp đổ.
I. Hội nghị lanta (2/1945)
1. Hoàn cảnh
- CTTG2 bước vào giai đoạn cuối, các vấn đề đặt ra:
+Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
+Tổ chức lại thế giới
+Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- 2/1945: Liên xô, Mĩ, Anh họp tại lanta (Liên xô).
2. Nội dung (3 quyết định)
- về việc kết thúc chiến tranh:
+ Ba nước thống nhất tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, Nhật.
+ Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản ở Châu Ấ.
- Thành lập Liên Hợp quốc.
- về việc thỏa thuận đóng quân:
+ Ở châu Âu:
- Liên xô: Đông Đức, Đông Âu, Đông Béc-lin
- Mĩ, Anh, Pháp: Tây Đức, Tây Âu, Tây Béc-lin.
- Áo và Phần Lan: trung lập.
+ Ở châu Ả:
+ Chấp nhận những điều kiện của Liên xô: giữ nguyên trạng Mông cổ, trả lại quyền lợi của nước Nga (đảo Xakhalin), Liên xô chiếm quần đảo Curin.
+ Nhật Bản: Mĩ chiếm đóng.
+ Triều Tiên: Liên xô chiếm đóng phía Bắc, Mĩ phía Nam.
+ Trung Quốc: cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
+ Các vùng còn lại của châu Á: vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.
3. Tác động của hội nghị Ianta
- Tích cực:
+ Nhanh chóng kết thúc CTTG2. (Liên hệ VN – tạo thời cơ khách quan thuận lợi để ta tiến hành TKNthángế- 1945).
+ Đưa đến sự ra đời của tổ chức LHQ.
- Tiêu cực
+ Thừa nhận ách thống trị của CNTD đối với các dân tộc thuộc địa châu Á —> gây khó khăn cho PT GPDT các nước trong đó có Việt Nam.
+ Tạo nên thế đối đầu, phân cực giữa 2 siêu cường Xô – Mĩ —> gây mâu thuẫn Đông – Tây.
+ Là một trong những mầm mong góp phần gây ra sự chia cắt một số quốc gia như Đức, Triều Tiên.
4. Hệ quả
Những quyết định của HN lanta và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – trật tự 2 cực lanta.
- Hội nghị Posdam (8/1945).
Quy định việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương: Phía bắc vĩ tuyến 16 do Trung Hoa Dân quốc tiến hành, phía Nam là quân Anh.
(Tác động tiêu cực đến Việt Nam 1945-1946 – nhiều kẻ thù cùng 1 lúc)
II. Liên hợp Quốc – tổ chức Quốc tế lớn nhất hành tỉnh
- Sự thành lập:
+ Giữa năm 1945, đại diện 50 nước lớn đã họp tại Sanphranxicô, thảo luận Hiến chương và thành lập Liên Hợp Quốc.
- Mục đích:
+ Duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
+ Tăng cường hữu nghị hợp tác giữa các nước.
- Nguyên tắc hoạt động
+ Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết;
+ Tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ;
+ Không can thiệp vào nội bộ của các nước;
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
+ Chung sổng hoà bình và nhất trí của 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
- Vai trò:
+ Là diễn đàn quốc tể lớn nhắt, vừa họrp tác vừa đẩu franh nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
+ Góp phần giải quyết các cuộc xung đột, các vụ tranh chấp trên thế giới.
+ Xúc tiến các hoạt động họrp tác, giao lưu về kinh tế – văn hoá giữa các dân tộc
- Liên hệ Việt Nam:
+ Gia nhập năm 1977.
+ Là Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an 2008 – 2009.
- Chú ý:
+ Hội đồng Bảo An – là cơ quan trọng yểu trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
+ Đại hội đồng là cơ quan gồm đại diện tất cả các nước thành viên.
+ Ban thư kí là cơ quan hành chính.
Bài tập trắc nghiệm bài 1 – Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 – Trật tự 2 cực Ianta (1945-1949)
[01]: Nội dung nào sau đây là một trong những quyết định của Hội nghị lanta (2-1945)?
A. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Thành lập Liên minh châu Âu (EU).
[02]: Cơ quan nào sau đây của Liên hợp quốc gồm đại diện của các nước thành viên, có quyền bình đẳng?
A. Hội đồng châu Âu. B. Hội đồng Bộ trưởng.
C. Quốc hội châu Âu. D. Đại hội đồng.
[03]:Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945), Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Philippin. B. Mông Cổ. C. Hàn Quốc. D. Liên Xô.
[04]: Các đại biểu tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) đã thống nhất nội dung nào sau đây?
A. Phục hồi nền kinh tế các nước châu Âu. B.Hỗ trợ Liên Xô phục hồi kinh tế.
C.Tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. D. Giao cho quân Anh vào Đông Dương. 1
[05]:Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
[06]: Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đang diễn ra vô cùng ác liệt. B. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
D. bước vào giai đoạn kết thúc. C. đã hoàn toàn kết thúc.
[07]: Theo thỏa thuận giữa các cường quốc Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945), quân độ nước nào sau đây chiếm đóng Đông Đức, Đông Berlin và các nước Đông Âu?
A. Anh. B. Liên Xô. C. Mĩ. D. Pháp.
[08]: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Chung sống hòa bình và dựa trên sự nhất trí của tất cả các nước.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
[09]: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 nhằm thực hiện mục đích nào sau đây?
A. Mở rộng, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên.
B. Giám sát lực lượng các nước Đồng minh tiêu diệt phát xít Đức.
C. Bảo đảm việc duy trì hiện trạng trật tự thế giới hai cực Ianta.
D. Hỗ trợ các nước sớm khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới.
[10]:Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Hội nghị Ianta (2/1945) thỏa thuận
A. Mỹ sẽ ném bom nguyên tử Nhật Bản.
B. các nước Đồng minh sẽ đồng loạt tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản.
C. Anh sẽ tấn công Nhật Bản ở Đông bắc Trung Quốc.
D. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á.
[11]: Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7-1945), lực lượng Đồng minh nào có nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Việt Nam?
A. Quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân quốc.
B. Hồng quân Liên Xô và quân đội Trung Hoa Dân quốc.
C. Hồng quân Liên Xô và quân đội Mĩ.
D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc và quân đội Pháp.
[12]: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào?
A. Hội nghị Xan Phranxixcô (1946).
B. Hội nghị Ianta (1945).
C. Hội nghị Pari (1973).
D. Hội nghị Pốtxđam (1946).
[13]:Hội nghị Ianta (2 – 1945) quy định quốc gia nào thuộc vùng ảnh hưởng của Mĩ?
A. Phần Lan. B. Nhật Bản. C. Mông Cổ. D. Áo.
[14]: Quyết định nào sau đây của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đưa đến sự phân chia h cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Liên Xô là quốc gia sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
D. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
[15]:Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào ở châu Á giữ nguyên trạng?
A. Nepal. B. Thái Lan. C. Mông Cổ. D. Iran.
[16]:Theo quy định tại Hội nghị Ianta (tháng 2 – 1945), quốc gia châu Âu nào sau đây không thuộc phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc?
A. Tiệp Khắc. B. Anbani. C. Phần Lan. D. Đức.
[17]: Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây?
A. Liên hợp quốc (UN). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
[18]:Tham dự Hội nghị Ianta là nguyên thủ ba cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít gồm
A. Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc. B. Anh, Pháp, Mỹ.
C. Nga, Mỹ, Anh. D. Liên Xô, Mỹ, Anh.
[19]:Tổ chức nào là cơ quan chính của Liên hợp quốc?
A. Ngân hàng Thế giới. B. Ban thư ký.
C. Tổ chức Y tế thế giới D. Quỹ Nhi đồng.
[20]: Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ
A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam. B. vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.
C. vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. D. vĩ tuyến 16 trở vào Nam.
[21]: Theo thỏa thuận các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Các nước phương Tây. B. Liên Xô. C. Anh. D. Mĩ.
[22]: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?
A. Đông Béclin. B. Tây Béclin. C. Đông Đức. D. Đông Âu.
[23]: Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Triều Tiên. B. Brunây. C. Việt Nam. D. Liên Xô.
[24]: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16?
A. Quân Mĩ. B. Quân Pháp. C. Quân Trung Hoa Dân quốc. D. Quân Anh.
[25]: Quốc gia nào sau đây là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A. Phần Lan. B. Áo. C. Trung Quốc. D. Đức.
[26]: Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là
A. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
B. khôi phục và phát triển kinh tế các nước thắng trận sau chiến tranh.
C. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
[27]: Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2 – 1945), những quốc gia nào trở thành nước trung lập?
A. Áo và Hà Lan. B. Áo và Phần Lan.
C. Phần Lan và Thổ Nhĩ Kì. D. Pháp và Phần Lan.
[28]: Tổ chức nào sau đây giữ vai trò duy trì hòa bình và an ninh thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên hợp quốc (UN). B. Ngân hàng Thế giới (WB).
C. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). D. Liên minh châu Âu (EU).
[29]: ỊbHội nghị Ianta (tháng 2-1945) đã thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng ở khu vực nào sau đây?
A. Châu Âu và châu Á. C. Châu Âu và châu Úc.
C. Châu Phi và châu Mĩ. D. Châu Úc và châu Phi.
[30]: Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (1945) là:
A. Quỹ tiền tệ quốc tế. B. Hội đồng châu Âu
C. Tòa án Quốc tế. D. Ngân hàng thế giới.
[31] :Trật tự hai cực Ianta có đặc điểm nào sau đây?
A. Được thiết lập từ quyết định của Liên hợp quốc.
B. Có hai hệ thống xã hội đối lập về kinh tế, quân sự.
C. Hình thành gắn với hai cuộc chiến tranh thế giới.
D. Là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
[32]:Tác động của trật tự hai cực Ianta đối với nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là
A. quyết định mọi vấn đề.
C. làm cho quan hệ quốc tế hòa dịu.
B. nhân tố đầu tiên quyết định.
D. nhân tố hàng đầu chi phối.
[33]: Hội nghị Ianta đã:
A. xác lập xong trật tự thế giới hai cực.
B. vi phạm quyền tự quyết của các dân tộc.
C. kế thừa thành quả của Hội nghị Vécxai.
D. thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh.
[34]: Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2-1945) đã tạo điều kiện cho thực dâ Pháp trở lại xâm lược Đông Dương?
A. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
B. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
C. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.
D. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
[35]: Điểm tương đồng trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc và Hiệp ước Bali (2/1976) là gì?
A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các nước lớn.
B. Hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Không sử dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
[36] :Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt của trật tự thế giới hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn?
A. Được quyết định bởi các nước thắng trận trong chiến tranh.
B. Hình thành khi cuộc chiến tranh thế giới sắp đi vào kết thúc.
C. Thành lập một tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự.
D. Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh của các nước lớn.
[37]: Sự hình thành trật tự hai cực Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh
A. Nhu cầu thiết lập một tổ chức chính trị thống nhất thế giới.
B. Tham vọng trở thành bá chủ thế giới của các cường quốc.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước thuộc thế giới thứ ba.
D. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc.
[38]: Những quyết định của Hội nghị lanta (2 – 1945) đã tác động trực tiếp đến cuộc Chiế tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) như thế nào?
A. Làm cho Liên Xô và Mĩ có nhiều lợi ích từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Đã đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, kết thúc chiến tranh.
C. Tạo điều kiện nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh.
D. Làm cho chiến tranh ngày càng căng thẳng, quyết liệt.
[39]:Nhận định nào sau đây về Hội nghị lanta (2/1945) là đúng?
A. Làm giảm đối kháng quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô.
B. Dẫn tới sự thống nhất lãnh thổ ở một số nước.
C. Đưa tới những tác động có tính chất hai mặt.
D. Tạo điều kiện cho tất cả các nước giành độc lập.
[40]:Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợ quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
A. Thể hiện là tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.
B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.
C. Khẳng định vai trò tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
D. Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau năm 1945.
[41]:Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc.
B. Đánh dấu sự xác lập hoàn toàn vai trò thống trị của đế quốc Mĩ.
C. Trở thành khuôn khổ một trật tự thế giới mới – trật tự hai cực lanta.
D. Đánh dấu sự xác lập một trật tự thế giới sau chiến tranh.
[42]: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh có vai trò là
A. lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
B. lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. lực lượng quyết định hoàn toàn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
ĐÁP ÁN
1.C | 2.D | 3.D | 4.C | 5.C | 6.D | 7.B | 8.A | 9.A | 10.D |
11.A | 12.A | 13.B | 14.D | 15.B | 16.C | 17.A | 18.D | 19.B | 20.C |
21.A | 22.B | 23.D | 24.D | 25.C | 26.B | 27.B | 28.A | 29.A | 30.C |
31.B | 32.D | 33.B | 34.D | 35.C | 36.B | 37.D | 38.C | 39.C | 40.B |
41.C | 42.B |
Nguồn: Lớp sử cô Sen