Chia sẻ tài liệu Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản (chủ đề các nước tư bản) bao gồm lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đi kèm.
Lý thuyết bài 8 – Nhật Bản
Dưới đây là một số nội dung trọng tâm
1. Sự phát triển kinh tế
a. Giai đoạn 1945-1952: Cải cách dân chủ, khôi phục kinh tế.
– Hoàn cảnh:
+ là nước bại trận, thiệt hại nặng nề; quân đồng minh (Mỹ) chiếm đóng.
– Nhiệm vụ: Tiến hành cải cách, khôi phục kinh tế.
– Biện pháp: Cải cách dân chủ + tranh thủ viện trơ của Mĩ + sự nỗ lực của nhân dân.
+ thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung
+ cải cách ruộng đất
+ dân chủ hóa lao động
Ngoài ra về chính trị: Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực tế là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.
– Kết quả: 1951-1952 nền kinh tế Nhật đã được phục hồi đạt mức trước chiến tranh.
b. Giai đoạn 1952 -1973
- 1952-1960: phát triển nhanh
- 1960-1973: phát triển “thần kỳ”
- 1968: vươn lên trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trong thế giới tư bản (sau Mỹ).
- Những năm 70: là 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới (cùng với Mỹ và Tây Âu).
c. Nguyên nhân phát triển thần kì:
- Con người – nhân tố hàng đầu.
- Nhà nước quản lý
- Công tỵ năng động, có sức cạnh tranh cao.
- Khoa học kỹ thuật
- Chi cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn cho kinh tế.
- Tận dụng các yếu tố bên ngoài: nguồn viện trợ của Mỹ, lợi dụng các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu.
d. Giai đoạn 1973 -1991
– 1973: khủng hoảng nặng -> Kinh tế phát triển xen kẽ với suy thoái
– Vẫn đứng thứ 2 trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ nửa sau những năm 80, vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới
e. Giai đoạn 1991 – 2000
Kinh tế suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế gịới.
2. Những khó khăn của NB trong phát triển kinh tế
– Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn
– Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản còn thiếu cân đối.
– Sự cạnh tranh của Mỹ, Tây Âu và các nước công nghiệp mới.
3. Khoa học kĩ thuật
– Coi trọng giáo dục va khoa học kĩ thuật.
– Tìm cách rút ngắn khoảng cách bằng cách mua bằng phát minh sáng chế
– Tập trung vào lĩnh vưc sản xuất dân dung.
4. Chính sách đối ngoại
* 1945-1952
– Liên minh chặt chẽ với Mỹ – nền tảng trong chính sách đối ngoai.
– 1951, kí Hiếp định hòa bình Sanphancisco đưa đến chấm đứt sự chiếm đóng của quân đồng minh (1952). Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật được kí kết:
+ Nhật Bản: đặt dưới “ô bảo vệ hạt nhân” của Mỹ.
+ Mỹ: đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự nước Nhật.
* 1952-1973
– Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật (1951): kéo dài vĩnh viễn.
– Năm 1956: bình thường hoá quan hê với Liên xô và trở thành thành viên của Liên hợp quốc
* 1973-1991
Với sức mạnh kinh tế – tài chính, từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phu-cư-đa (1977) và Kaiphu (1991) với nội dung tăng cường quan hệ kinh tế) chính trị văn hóa, xã hôi với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
* 1991-2000
– Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ.
– Nhật Bản vẫn:
+ Coi trọng quan hệ với Tây Âu
+ Mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên thế giới.
+ Chú trọng phát triển quan hệ với Đông Nam Á.
Đầu những năm 90, nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Bài tập trắc nghiệm bài 8 – Nhật Bản
[ 1]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu vì
A. bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh. B. mất cân đối công nghiệp với nông nghiệp.
C. tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. D. cơ cấu vùng kinh tế không cân đối.
[2]: Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để lại bài học nà sau đây cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
A. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.
B. Tập trung nguồn lực để phát triển quốc phòng.
C. Xây dựng nền công nghiệp dựa trên nguyên liệu trong nước.
D. Nhận viện trợ, liên minh chặt chẽ với tất cả các nước.
[3]: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành
A. trung tâm kinh chính lớn nhất thế giới.
B. một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới
C. cường quốc chính trị của thế giới.
D. siêu cường tài chính số một thế giới.
[4]: Một điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ cuối những năm 70 của th kỉ XX là gì?
A. Liên minh với các nước Tây Âu.
B. Tăng cường quan hệ với ASEAN.
C. Mở rộng chính sách đối ngoại.
D. Điều chỉnh việc liên minh với Mỹ.
[5]: Từ năm 1960 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
A. Phát triển “thần kì”. B. Khủng hoảng.
C. Phát triển không ổn định. D. Phát triển nhanh.
[6]: Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là:
A. hướng mạnh về Đông Nam Á. C. hướng về các nước châu Á.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. cải thiện quan hệ với Liên Xô.
[7]: Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước nào sau đây?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Bali.
B. Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung.
C. Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu.
D. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô.
[8]: Để đẩy mạnh sự phát triển của đất nước, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?
A. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. B. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật
C. Bán các bằng phát minh, sáng chế D. Đầu tư ra nước ngoài.
[9]: Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), quốc gia nào sau đây trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới?
A. Cu-ba. B. Hàn Quốc. C. Ấn Độ. D. Nhật Bản.
[10]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản nhận viện trợ của quốc gia nào sau đây?
A. Mĩ. B. Trung Quốc. C. Anh D. Liên Xô.
[11]: Trong học thuyết Phucưđa (1977), Nhật Bản tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước ở khu vực?
A. Đông Nam Á. B. Bắc Âu. C. Tây Nam Á. D. Trung Đông.
[12]: Năm 1973, kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề từ
A. sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta. B. cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Chiến tranh thế giới thứ hai.
[13]: . Một trong những khó khăn tác động đến nền công nghiệp Nhật Bản là
A. khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung vào sản xuất dân dụng.
B. mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.
C. phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.
D. sức sản xuất và cạnh tranh của các công ty Nhật chưa cao.
[14]: Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973 là
A. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu.
B. liên minh chặt chẽ với nước Mĩ.
C. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.
D. quan hệ chặt chẽ với các nước Đông Nam Á.
[15]: Tháng 6/1979, Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra sự kiện nổi bật nào?
A. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
B. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành.
C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời.
D. Hình thành quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
[16]: Trong giai đoạn 1945-1950, nền kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản có điểm tương đồng nào dưới đây?
A. Tăng trưởng nhanh chóng. B. Từng bước được phục hồi.
C. Phát triển xen lẫn khủng hoảng. D. Phát triển thần kì.
[17]: Điểm tương đồng trong chính sách phục hồi đất nước của Nhật Bản và Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Xâm lược trở lại các thuộc địa ở Châu Á.
B. Chính phủ thực hiện nhiều cải cách dân chủ.
C. Nhận viện trợ và trở thành đồng minh của Mĩ.
D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Đông Âu.
[18]: Điểm chung trong đường lối đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trong thời kì Chiế tranh lạnh là
A. trở thành đối trọng của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. quay lại xâm lược thuộc địa cũ của mình.
C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. tăng cường chạy đua vũ trang với Liên Xô.
[19]: Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tận dụng tốt giá nguyên liệu giá rẻ từ các nước đang phát triển.
B. Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.
C. Vai trò quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước.
D. Các công ty, tập đoàn có sức sản xuất, sức cạnh tranh cao trên thị trường.
[20]: Trong quá trình phát triển từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đều hướng tới việc
A. đàn áp phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
B. bao vây cô lập chống Liên Xô và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. phát triển nền kinh tế không bị chi phối bởi quan hệ quốc tế đầy biến động.
D. khai thác nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường từ các nước đang phát triển.
[21]: Nội dung nào không phản ánh đúng nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
B. Sử dụng nguồn viện trợ để đầu tư, phát triển kinh tế.
C. Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế.
D. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển kinh tế trong nước.